Breadcrumb

  1. Home
  2. Thông tin bằng tiếng Việt
  3. Buôn Người

Buôn Người

Buôn Người là một tội ác mà can hệ đến việc bóc lột một người nào đó vì các mục đích về lao động cưỡng bức hoặc một hành động mại dâm thông qua việc sử dụng vũ lực, sự lừa đảo, hoặc sự ép buộc. Khi một người nhỏ hơn 18 tuổi bị xúi giục thực hiện một hành động mại dâm, thì đó là một tội ác bất kể rằng có bất kỳ vũ lực, sự lừa đảo, hoặc sự ép buộc nào hay không. Nạn nhân có thể là bất kỳ ai trên thế giới hoặc ở ngay bên cạnh: phụ nữ và đàn ông, người trưởng thành và trẻ nhỏ, công dân và người không phải công dân đều như nhau.

- TRONG MỘT TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP, XIN VUI LÒNG GỌI 911 -

Để được hỗ trợ ngay lập tức, hãy liên hệ với Đường dây nóng Quốc gia về Buôn Người bằng:

Liên hệ với Đường dây nóng Quốc gia về Buôn Người để:

  • NHẬN SỰ GIÚP ĐỠ và kết nối với một nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực của quý vị;
  • BÁO CÁO MỘT TIP với thông tin về hoạt động buôn người tiềm năng hoặc đáng ngờ; hoặc
  • TÌM HIỂU THÊM bằng cách thỉnh cầu về việc đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hoặc các tài nguyên.

Đường dây nóng Quốc gia về Buôn Người (NHTRC) là một đường dây nóng toàn quốc, miễn phí sẵn có cho điện thoại, TTY, tin nhắn văn bản, và chức năng trò chuyện trực tuyến trực tiếp. Đường dây nóng thì sẵn có để trả lời các cuộc gọi từ bất kỳ đâu trên đất nước Hoa Kỳ và lãnh thổ Hoa Kỳ, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, mọi ngày trong năm. Đường dây nóng cung cấp sự giúp đỡ bằng hơn 200 ngôn ngữ. NHTRC cung cấp cho những người sống sót từ việc buôn người những sự hỗ trợ và những phương án mang tính sống còn để nhận sự giúp đỡ và để giữ an toàn, các phương án này có thể bao gồm việc kết nối những người gọi với nhà tạm trú khẩn cấp, phương tiện vận chuyển, cố vấn về chấn thương tâm lý, lực lượng thực thi pháp luật tại địa phương, hoặc rất nhiều các dịch vụ và sự hỗ trợ khác. Đường dây nóng không phải là một cơ quan phụ trách thực thi pháp luật hoặc nhập cảnh và được vận hành bởi một tổ chức phi chính phủ do chính phủ Liên bang tài trợ một phần.

Liên hệ với chính quyền liên bang để có thêm sự giúp đỡ: 

  • Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Hoa Kỳ theo số điện thoại 1-800-669-4000; 1-800-669-6820 (TTY chỉ dành cho những người gọi bị Điếc/Nặng Tai); 1-844-234-5122 (Gọi điện thoại có kèm Hình ảnh và giao tiếp bằng Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ chỉ dành cho những người gọi bị Điếc/Nặng Tai); info@eeoc.gov (thư điện tử).
  • Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Văn phòng dành cho Nạn nhân của Tội ác, Buôn Người (https://ovc.ojp.gov/program/human-trafficking/overview).
  • Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL), Bộ phận Tiền công và Giờ làm (https://www.dol.gov/agencies/whd) theo số điện thoại 1-866-4USWAGE (1-866-487-9243); 1-877-889-5627 (TTY chỉ dành cho những người gọi bị Điếc/Nặng Tai) cho những vụ mà trong đó việc bóc lột lao động có thể hiện diện nhưng không lên đến ngưỡng của việc buôn người.
  • Đường dây nóng OIG của Bộ Lao động Hoa Kỳ theo số điện thoại 1-202-693-6999 hoặc 1-800-347-3756, hotline@oig.dol.gov, hoặc https://www.oig.dol.gov/hotlinemain.htm 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần để báo cáo các lời buộc tội về việc phạm tội buôn người thông qua sự lừa đảo trong các chương trình của DOL, bao gồm, nhưng không giới hạn, H-1B, H-2A, H-2B, và PERM. Khi gửi một lời than phiền qua Đường dây nóng OIG, thì không cần thiết phải cung cấp tên hoặc bất kỳ thông tin định danh nào.

Buôn Người và Luật về EEO

Các luật về chống phân biệt đối xử do Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Hoa Kỳ (EEOC) áp dụng thi hành, đặc thù là các luật mà cấm việc phân biệt đối xử trên các nền tảng về chủng tộc, nguồn gốc quốc gia, giới tính, bao gồm quấy rối tình dục, và khuyết tật, là một phần không thể tách rời của cuộc chiến chống lại việc buôn người. Khi vũ lực, sự lừa đảo, hoặc sự ép buộc được sử dụng để cưỡng bức lao động hoặc bóc lột người lao động, những kẻ buôn người và các chủ thuê lao động có thể đang vi phạm không chỉ các luật hình sự mà còn là các luật về chống phân biệt đối xử do EEOC áp dụng thi hình. Cho dù một sự truy tố hình sự về tội buôn người có được theo đuổi trong một vụ buôn người đặc thù hay không, thì việc áp dụng thi hành và tố tụng dân sự theo các luật về chống phân biệt đối xử có thể là quan trọng cho việc chứng minh các quyền do liên bang bảo vệ và giành được những sự bù đắp cho nạn nhân.

EEOC chịu trách nhiệm cho việc áp dụng thi hành các luật liên bang mà làm cho việc phân biệt đối xử với một người xin việc hoặc một nhân viên do bởi chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính (bao gồm quấy rối tình dục và mang thai), nguồn gốc quốc gia, tuổi tác (từ 40 tuổi trở lên), khuyết tật, hoặc thông tin di truyền của người đó, trở nên là bất hợp pháp. Việc phân biệt đối xử với một người vì người này, hoặc một người nào đó mà kết giao thân thiết với người này, đã than phiền về việc phân biệt đối xử, đã gửi một cáo buộc phân biệt đối xử, hoặc đã tham gia vào một cuộc điều tra hoặc một vụ kiện tụng về phân biệt đối xử trong công việc, là cũng bất hợp pháp. Các cá nhân được bảo vệ khỏi việc bị phân biệt đối xử bất kể tình trạng nhập cư hoặc việc cấp phép lao động. Thông thường, các chủ thuê lao động mà có ít nhất 15 nhân viên thì được bao hàm bởi các luật do EEOC áp dụng thi hành (20 nhân viên trong các vụ phân biệt đối xử về tuổi tác). Hầu hết các hiệp hội lao động và các cơ quan giới thiệu việc làm thì cũng được bao hàm. Các luật áp dụng cho tất cả các kiểu tình huống công việc, bao gồm việc thuê mướn, sa thải, thăng chức, quấy rối, đào tạo, tiền công, và phúc lợi.

Phân biệt đối xử về Nguồn gốc Quốc gia và Chủng tộc: Các vụ buôn người thường can hệ đến việc phân biệt đối xử trên cơ sở nguồn gốc quốc gia hoặc chủng tộc. Ngay cả khi các nhân viên được đưa đến quốc gia này một cách hợp pháp, các chủ thuê lao động vẫn có thể phân biệt đối xử trên cơ sở nguồn gốc quốc gia hoặc chủng tộc thông qua việc sử dụng vũ lực, sự lừa đảo, hoặc sự ép buộc. Việc phân biệt đối xử này có thể bao gồm việc quấy rối và việc đặt ra các điều khoản và điều kiện khác biệt của công việc. Việc phân biệt đối xử này có thể cũng bao gồm việc trả thù với người lao động vì thực hiện các quyền của họ theo các luật về chống phân biệt đối xử bằng cách đe dọa họ với hoặc bắt họ phải chịu sự đình chỉ trong công việc, sự trục xuất, thiệt hại thể chất, hoặc sự lừa đảo. Trong các vụ buôn người, không lạ gì khi các chủ thuê lao động duy trì các công việc được phân tách, trả tiền công bất bình đẳng, hoặc giảm trừ các khoản vô lý từ séc tiền lương trong những tình huống này.

Quấy rối Tình dục: Nhiều vụ buôn người để lao động có can hệ đến việc bóc lột tình dục. Những phụ nữ bị buôn bán bất hợp pháp thỉnh thoảng bị tấn công tình dục hoặc phải chịu việc quấy rối tình dục trầm trọng khác. EEOC là cơ quan liên bang được giao nhiệm vụ ngăn chặn, điều tra và bù đắp lại cho việc phân biệt đối xử về giới tính, bao gồm quấy rối tình dục. EEOC có kinh nghiệm điều tra và tố tụng các vụ quấy rối tình dục nói chung, bao gồm các vụ mà được đưa ra thay mặt cho các nữ lao động nhập cư.

Phân biệt đối xử về Khuyết tật: Các vụ buôn người cũng có thể can hệ đến việc phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật. Những kẻ buôn người nhắm vào những người mà dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những người bị khuyết tật trí tuệ, phát triển, hoặc sức khỏe tâm thần, những người mà có thể không nhận thức được về chừng mực mà đến chừng mực đó các quyền pháp lý của họ đang bị chối bỏ. Các vụ này có thể can hệ đến việc quấy rối bằng lời nói hoặc thể chất mà mang tính lạm dụng, việc hạn chế sự tự do trong việc di chuyển, và các điều khoản và điều kiện khắc nghiệt khác của công việc, như là yêu cầu người lao động sống trong các điều kiện sinh hoạt tồi tệ và dưới chuẩn.