Breadcrumb

  1. Home
  2. Thông tin bằng tiếng Việt
  3. Tài liệu Thông tin về Các điều lệ Chính thức của EEOC nhằm Thực hiện đạo luật ADAAA

Tài liệu Thông tin về Các điều lệ Chính thức của EEOC nhằm Thực hiện đạo luật ADAAA

Đạo luật Sửa đổi đạo luật ADA năm 2008 (ADAAA) đã được ban hành vào ngày 25 tháng 9 năm 2008, và đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2009. Luật này đã đưa ra một số thay đổi đáng kể cho định nghĩa về “khuyết tật” theo Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA). Luật này cũng đã chỉ đạo Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Hoa Kỳ (EEOC) sửa đổi các điều lệ theo đạo luật ADA của Ủy ban nhằm phản ánh những thay đổi được đưa ra bởi đạo luật ADAAA. EEOC đã phát hành một Thông báo về Thiết lập quy tắc Được đề xuất (NPRM) vào ngày 23 tháng 9 năm 2009. Các điều lệ chính thức đã được phê chuẩn bởi một cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng và đã được công bố trong Tạp chí đăng ký Liên bang vào ngày 25 tháng 3 năm 2011.

Trong việc ban hành đạo luật ADAAA, Quốc hội đã làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho một cá nhân, người mà mưu cầu sự bảo vệ theo đạo luật ADA, trong việc chứng minh rằng anh ấy hoặc cô ấy bị một khuyết tật nằm trong phạm vi ý nghĩa của quy chế. Quốc hội đã lật ngược một vài phán quyết của Tòa Thượng thẩm mà Quốc hội tin rằng đã diễn giải định nghĩa của từ “khuyết tật” một cách quá hạn hẹp, dẫn đến việc chối bỏ sự bảo vệ cho nhiều cá nhân bị các khiếm khuyết như là bệnh ung thư, đái tháo đường, và động kinh. Đạo luật ADAAA nêu rõ rằng định nghĩa về khuyết tật nên được diễn giải theo hướng ủng hộ phạm vi bao hàm chung của các cá nhân.

Các điều lệ của EEOC thực hiện đạo luật ADAAA – cụ thể là, Quốc hội chỉ thị rằng định nghĩa về khuyết tật phải được phân tích bao quát. Tiếp nối đạo luật ADAAA, các điều lệ giữ nguyên định nghĩa của đạo luật ADA về thuật ngữ “khuyết tật” như là một khiếm khuyết về thể chất hoặc tâm thần mà làm hạn chế đáng kể một, hoặc nhiều hơn, các hoạt động sống chính yếu; một lý lịch (hoặc tiền sử) về một khiếm khuyết như vậy; hoặc được xem như là bị khuyết tật. Nhưng, các điều lệ thực hiện những thay đổi đáng kể mà Quốc hội đã đưa ra về cách mà các thuật ngữ đó nên được diễn giải.

Các điều lệ thực hiện chủ đích của Quốc hội trong việc đặt ra những tiêu chuẩn có thể đoán trước, nhất quán và có thể thực hiện được bằng việc thông qua “các quy tắc giải thích” để sử dụng khi xác định liệu một cá nhân có bị hạn chế đáng kể trong việc thực hiện một hoạt động sống chính yếu hay không. Các quy tắc giải thích này được lấy trực tiếp từ quy chế và lịch sử lập pháp và bao gồm những điều sau:

  • Thuật ngữ “làm hạn chế đáng kể” yêu cầu một mức độ giới hạn về chức năng thấp hơn so với tiêu chuẩn mà đã được tòa áp dụng trước đó. Để được xem như là “làm hạn chế đáng kể”, một khiếm khuyết không cần phải cản trở hoặc hạn chế một cách trầm trọng hoặc đáng kể một hoạt động sống chính yếu. Tuy nhiên, không phải mọi khiếm khuyết đều sẽ cấu thành nên một khuyết tật.
  • Thuật ngữ “làm hạn chế đáng kể” phải được phân tích bao quát theo hướng ủng hộ phạm vi bao hàm rộng rãi, đến chừng mực tối đa mà các điều khoản của đạo luật ADA cho phép.
  • Việc xác định rằng một khiếm khuyết có làm hạn chế đáng kể một hoạt động sống chính yếu hay không thì yêu cầu cần có một sự đánh giá theo hướng cá nhân hóa, như đã là đúng trước khi có đạo luật ADAAA.
  • Với một ngoại lệ (“mắt kính bình thường hoặc kính áp tròng”), việc xác định rằng một khiếm khuyết có làm hạn chế đáng kể một hoạt động sống chính yếu hay không thì sẽ được thực hiện mà không quan tâm đến các ảnh hưởng mang tính cải thiện của các biện pháp giảm nhẹ, như là thuốc hoặc máy trợ thính.
  • Một khiếm khuyết mà thất thường hoặc đang thuyên giảm thì là một khuyết tật nếu khiếm khuyết này sẽ làm hạn chế đáng kể một hoạt động sống chính yếu khi khiếm khuyết đang phát tác.
  • Phù hợp với phương hướng của Quốc hội rằng trọng tâm chính của đạo luật ADA là rằng việc phân biệt đối xử đã có xảy ra hay không, việc xác định về khuyết tật không nên yêu cầu cần có sự phân tích sâu rộng.

Theo như đạo luật ADAAA yêu cầu, các điều lệ cũng làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho các cá nhân trong việc chứng minh phạm vi bao hàm theo phần “được xem như là” trong định nghĩa của thuật ngữ “khuyết tật.” Bởi vì các cách diễn giải của tòa, mọi thứ đã trở nên khó khăn cho các cá nhân trong việc chứng minh phạm vi bao hàm theo nhánh “được xem như là”. Theo đạo luật ADAAA, trọng tâm cho việc chứng minh phạm vi bao hàm là về cách mà một người đã bị đối xử do bởi một khiếm khuyết về thể chất hoặc tâm thần (mà không phải là nhất thời và thứ yếu), thay vì là về điều mà một chủ thuê lao động có thể đã tin tưởng về bản chất của khiếm khuyết của người đó.

Tuy nhiên, các điều lệ làm rõ rằng một cá nhân phải được bao hàm theo nhánh đầu tiên (“khuyết tật thực sự”) hoặc nhánh thứ hai (“hồ sơ khuyết tật”) để đủ điều kiện được hưởng một sự giúp đỡ hợp lý. Các điều lệ làm rõ rằng thông thường thì không cần thiết phải tiến hành theo nhánh thứ nhất hoặc thứ hai nếu một cá nhân đang không thách thức việc một chủ thuê lao động không thể cung cấp một sự giúp đỡ hợp lý.

Các điều lệ chính thức thì khác biệt với NPRM về một số mặt. Các điều lệ chính thức sửa đổi hoặc loại bỏ cách diễn đạt mà các nhóm đại diện cho chủ thuê lao động hoặc các nhóm lợi ích về khuyết tật đã nhận thấy là khó hiểu hoặc đã diễn giải theo một cách thức không như EEOC muốn nói. Ví dụ:

  • Thay vì cung cấp một danh sách các khiếm khuyết mà sẽ “đều đặn,” “thỉnh thoảng,” hoặc “không thường” là các khuyết tật (như đã được làm trong NPRM), các điều lệ chính thức cung cấp chín quy tắc giải thích nhằm hướng dẫn việc phân tích và giải thích rằng bằng việc áp dụng các nguyên lý đó, sẽ có một số khiếm khuyết mà gần như luôn luôn cấu thành nên một khuyết tật. Các điều lệ cũng cung cấp các ví dụ cho các khuyết tật mà nên dễ dàng được kết luận là các khuyết tật, bao gồm bệnh động kinh, đái tháo đường, ung thư, nhiễm HIV, và rối loạn lưỡng cực.
  • Cách diễn đạt trong NPRM mà diễn tả về cách để trình bày rằng một cá nhân bị hạn chế đáng kể trong “việc làm việc” đã được xóa bỏ trong các điều lệ chính thức và được chuyển sang phần phụ lục (thống nhất với cách mà các hoạt động sống chính yếu khác được đề cập đến). Các điều lệ chính thức cũng giữ lại cách diễn đạt thân thuộc hiện tại về “loại hoặc nhiều loại công việc” thay vì giới thiệu một thuật ngữ mới, và các điều lệ chính thức cung cấp các ví dụ cho các cá nhân mà có thể được xem là bị hạn chế đáng kể trong việc làm việc.
  • Các điều lệ chính thức giữ lại các khái niệm về “tình trạng, cách thức, thời lượng” mà NPRM đã đề xuất xóa bỏ và giải thích rằng trong khi việc xem xét các yếu tố này có thể là không cần thiết cho việc xác định rằng một khiếm khuyết có làm hạn chế đáng kể một hoạt động sống chính yếu hay không, thì các yếu tố này có thể có liên quan trong các trường hợp nhất định.

Uỷ ban đã phát hai tài liệu Hỏi Đáp về các điều lệ nhằm giúp công chúng và các chủ thuê lao động – bao gồm doanh nghiệp nhỏ - hiểu về luật và các điều lệ mới. Các điều lệ theo đạo luật ADAAA và các tài liệu Hỏi Đáp đi kèm thì sẵn có trên trang web của EEOC tại địa chỉ www.eeoc.gov.